Nguồn gốc Khuê Văn Các Nguyễn_Văn_Thành_(quan_nhà_Nguyễn)

Năm 1805, Tiền Quân Nguyễn Văn Thành cho xây dựng Khuê Văn Các ở Học đường phủ Hoài Đức bên ngoài giếng Vuông trước cửa Văn Miếu. Trần Bá Lãm ở Vân Canh có dâng bài phú.

Sau đây là một vài hình ảnh của Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Hà Nội. Về nguồn gốc Khuê Văn Các trong bức ảnh thứ nhất đã ghi rõ như sau:

Tháng 6, năm Ất Mùi niên hiệu Gia Long thứ 4 (1805) Quận công Nguyễn Văn Thành dựng Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông, trước sân Văn Miếu.Trần Bá Lãm có thơ ca ngợi:[28]Mấy lớp cung tường sừng sững cổ kimBốn mùa hoa cỏ sum xuê tươi tốtThánh triều gây dựng quy mô lớnLâu dài mãi với núi Nùng cao, sông Nhị sâu[29]Trích: Quốc sử di biên
  • Lịch sử Khuê Văn Các
  • Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông

Khuê Văn Các có kiến trúc dạng cổ lầu, gồm bốn trụ gạch vuông có hoa văn, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát, mái mỗi bề xếp thành hai lớp tạo cho gác là một đài tháp tám mái, bốn mặt gác đều có cửa sổ hình tròn với kích thước hài hòa, cân xứng, tỏa ra những tia sáng sao khuê chiếu lên bề mặt địa cầu mà giếng vuông Thiên Quang là biểu tượng, hai bên phải, trái của gác Khuê Văn là hai cổng nhỏ Súc Văn và Bí Văn (văn hàm súc và văn sáng đẹp).[30]

Các câu đối trước, sau và các chữ trong phần chính cũng như toàn bộ hình tượng của kiến trúc mang ý nghĩa và vẻ đẹp của sao Khuê, ngôi sao chủ của văn học theo quan niệm xưa.